Trang chủ » về Đông A » Tin tức sự kiện » Kinh nghiệm xây nhà

Nguyên tắc khi thiết kế tầng gác lửng

  Thứ Tư, 03/04/2019 | 10:39 GMT+7

Thiết kế tầng lửng (gác lửng) là cách để tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Phương án này thích hợp với những ngôi nhà diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị khống chế chiều cao. Tuy nhiên, với những ngôi nhà lớn, cũng có thể tạo ra không gian thoáng, đẹp với thiết kế tầng lửng.

Công năng của tầng gác lửng khá đa dạng

Nhiều gia đình lựa chọn phương án xây lệch tầng bố trí làm nơi sinh hoạt chung, phòng làm việc, hoặc đưa phòng khách, phòng bếp, ăn lên trên đó. Cũng có thể bố trí làm phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung của cả gia đình.

-Nếu diện tích xây dựng nhỏ, mà cần mặt bằng tầng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe thì phương án thiết kế tầng lửng giúp tăng tối đa diện tích chứa đựng.

-Khi bị giới hạn chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng, cũng có thể sử dụng phương án tầng lửng. Trường hợp đủ diện tích có thể mang hết các không gian chức năng tầng 1 lến tầng trệt như: phòng khách, bếp ăn.

-Tầng lửng cũng có thể sử dụng với mục đích tiếp đón khách. Đây có thể là không gian tiếp khách đồng thời là không gian sinh hoạt chung của gia đình.

-Với nhiều gia đình lại bố trí tầng lửng như một phòng ngủ gia đình.

Kiến thức thiết kế tầng lửng

Phụ thuộc vào con mắt thẩm mỹ, kết cấu kỹ thuận mà sẽ có những thiết kế tầng gác lửng khác nhau.

Đối với những căn nhà nhỏ, vừa thì có thể sử dụng tầng 1 để kinh doanh và đưa phòng khách, bếp ăn lên tầng lửng.

Còn với những căn nhà rộng thì tầng lửng được trang trí tạo nên một không gian sang trọng, lạ mắt.

Đối với những căn nhà sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong tầng trệt làm không gian sinh hoạt chung. Tầng 2,3 được bố trí làm phòng ngủ.

Độ cao của tầng 1 và tầng lửng thường là 2,5 đến 2,8m. Nhiều gia đình chỉ để ở độ cao 1,5m hay 2m để bàn thờ,… tầng lửng chiếm 2/3 chiều sâu của căn nhà. Cầu thang từ tầng trệt lên tầng lửng là nhỏ gọn vì có ít bậc và không chiếm nhiều diện tích.

Nhà xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể thêm một gác lửng bằng tấm xi măng Cemboard hoặc đúc giả để tăng diện tích sử dụng. Vị trí tầng lửng thường chiếm từ ½ đến 2/3 diện tích xây dựng tầng trệt. Thông thường độ cao tầng trệt thường từ 3,5 đến 4m, độ cao tầng trệt cao từ 4,5 đến 5m. Khi đó độ cao tầng lửng vào khoảng 2,2m – 2,5m

Thiết kế nhà có tầng lửng ở Việt Nam

Tầng lửng thường được thiết kế chiếm 80% diện tích của sàn nhà. Trường hợp chủ nhà lấp ô thông tầng sẽ bị coi là xây dựng vượt quá số tầng được phép và bị xử phạt.

Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì không bị xử phạt về hành vi xây dựng sai Giấp phép xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng thì không xử phạt hành vì xây dựng sai Giấy phép xây dựng.

Trường hợp chủ đầu tư xây dựng đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng mà không vượt quá chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng thì không bị xử phạt về hành vi xây dựng sai Giấy phép xây dựng.

Nguyên tắc khi thiết kế gác lửng

Đối với những ngôi nhà có chiều sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt sử dụng làm không gian sinh hoạt chung.

Tầng 2, 3 của ngôi nhà bố trí làm phòng ngủ. Tầng tiếp theo cũng có thể bố trí thêm được một phòng ngủ nữa nếu đông người

Đối với nhà xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể " chèn” thêm một gác lửng bằng gỗ ván để tăng diện tích sử dụng. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 diện tích xây dựng tầng trệt. Cao độ tầng trệt thường từ 3,5m đến 4m, tầng lửng cao thì từ 4,5m đến 5m. Khi đó, cao độ tầng lửng vào khoảng 2,2m đến 2,5m.

Chức năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Bạn có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Bạn cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.

Cầu thang trệt lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm được diện tích. Cầu thang từ tầng trệt lên các tầng có thể bố trí ở khu vực thuận tiện nhất và phân chia không gian hợp lý.

 

Xem thêm: 
- Kinh nghiệm thi công cầu thang gỗ
- Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây dựng thích hợp

Ý kiến về: Nguyên tắc khi thiết kế tầng gác lửng